Chiều Dài Cầu Vĩnh Tuy Hà Nội

Chiều Dài Cầu Vĩnh Tuy Hà Nội

Xem ngay lịch âm hôm nay 12/12 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 12/12, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 12, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.

Xem ngay lịch âm hôm nay 12/12 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 12/12, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 12, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.

Lý do phân tách cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2

Cầu Vĩnh Tuy là hệ thống cầu bắc qua sông Hồng tại cửa ngõ phía đông nam Hà Nội. Cây cầu kết nối các quận Hai Bà Trưng và Long Biên. Đồng thời là tuyến giao thông quan trọng từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến trung tâm thành phố.

Cầu Vĩnh Tuy 1 được xây dựng và thông xe từ năm 2010 với mục tiêu giảm tắc nghẽn và cải thiện việc lưu thông qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của thành phố và tăng cường về lưu lượng giao thông, công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được triển khai song song với cầu Vĩnh Tuy 1 để cải thiện tình hình ùn tắc giao thông.

Việc phân cầu Vĩnh Tuy thành hai cầu khác nhau giúp phân chia lưu lượng xe, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực này. Điều này giúp tăng khả năng thông suốt và giảm thiểu tắc nghẽn, đồng thời cung cấp nhiều lựa chọn cho người dân và phương tiện khi di chuyển qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì đến trung tâm Thủ đô hay khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố.

Đặc biệt, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được quy hoạch cũng giúp hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của thành phố Hà Nội. Từ đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các quận Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, giúp đặt tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô.

Cầu Vĩnh Tuy 2 mới nhất được quy hoạch với kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông cho cầu Vĩnh Tuy 1 (Nguồn: VietnamPlus)

Cầu Vĩnh Tuy 2 có vị trí ở đâu?

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm sát ngay cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1. Hai cây cầu này chỉ cách nhau 2m. Trong đó, cầu Vĩnh Tuy 2 có thiết kế gần giống công trình cầu Vĩnh Tuy 1 với tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4km.

Sau khi hoàn thiện cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Vĩnh Tuy 1 sẽ chuyển sang lưu thông 1 chiều theo hướng vào trung tâm thành phố Hà Nội. Cầu Vĩnh Tuy 2 lưu thông theo hướng từ trung tâm Thành phố Hà Nội sang Long Biên. Trên mỗi cầu sẽ có 4 làn xe gồm: 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đường đi bộ.  Như vậy, Vĩnh Tuy sẽ là cây cầu đầu tiên tại Hà Nội có làn đường dành riêng cho xe buýt.

Cầu Vĩnh Tuy 2 được xây dựng về phía hạ lưu song song với cầu Vĩnh Tuy 1 (Nguồn: Báo Giao thông)

Cầu Vĩnh Tuy nằm ở đâu? Ngày 2/9 cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe chưa?

Tiềm năng phát triển của các dự án chung cư gần cầu Vĩnh Tuy 2

Việc thông xe trên cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ mang đến tiềm năng phát triển cho các dự án chung cư khu vực này, bởi nhiều yếu tố như:

Trên đây là một số thông tin về khoảng cách giữa cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2. Khi đưa vào hoạt động song song, hai cây cầu này sẽ đóng vai trò thiết yếu, nối liền với các dự án lớn và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên cầu Vĩnh Tuy 2 là bao nhiêu?

Vì sao nói cầu Vĩnh Tuy 2 là kết nối quan trọng của phía Đông Hà Nội?

Cầu Vĩnh Tuy 2 ngập trong chiều 15-5 - Ảnh: NGUYỄN TOÀN

Liên quan việc ngập úng ngay trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị kiểm tra xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2.

Ngập úng ngay trên cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội yêu cầu làm rõ nguyên nhân

Sau trận mưa chiều 15-5, cầu Vĩnh Tuy 2 bị ứ đọng, ngập nước trên mặt cầu, dẫn đến khó khăn cho việc xe cộ qua cầu.

Trận mưa đêm 20-4 khiến ngay trên cầu Vĩnh Tuy hướng sang Long Biên nước rút không kịp, gây ngập trên cầu - Ảnh: HUY THÔNG

Trước thực tế trên, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP chủ trì, phối hợp với Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải) và các đơn vị liên quan, tổ chức kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục ngay.

Việc khắc phục hoàn thành xong trước ngày 20-5 và có văn bản báo cáo kết quả xử lý về sở để theo dõi chỉ đạo, đồng thời thông tin kết quả xử lý đến các cơ quan thông tấn báo chí, người dân được biết.

Cầu Vĩnh Tuy 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP làm chủ đầu tư và đang triển khai các thủ tục bàn giao tài sản công sau khi thi công hoàn thành cho Sở Giao thông vận tải Hà Nội quản lý.

Bà Đỗ Thị Thanh Thủy - phó giám đốc Công ty cổ phần Công trình giao thông Hà Nội - cho biết việc ngập cầu Vĩnh Tuy là do trời mưa lớn, rác trên cầu bịt kín các lỗ thoát nước, không thoát được nước nên gây ngập.

Theo bà, nếu được giao quản lý, hằng ngày sẽ có công nhân đi thu gom rác thải, thông các hố thoát nước như đơn nguyên cầu Vĩnh Tuy 1.

Trước đó, chiều 15-5, Tuổi Trẻ Online phản ánh việc trên cầu Vĩnh Tuy, do mưa lớn nước không kịp rút nên đã xảy ra tình trạng ngập úng ngay trên cầu. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên cây cầu này bị ngập úng.

Vào tháng 4-2024, trong một trận mưa lớn, cây cầu này cũng bị ngập. Như vậy chưa đầy một tháng, cây cầu trên đã bị ngập úng 2 lần.

Trước đó, ngày 30-8-2023, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành, thông xe cầu Vĩnh Tuy 2.

Cầu Vĩnh Tuy vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng

Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1-2021 với mục tiêu hoàn thành sau 3 năm (song song với cầu Vĩnh Tuy 1 hoàn thành năm 2010).

Điểm đầu cầu giao đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên).

Cầu rộng hơn 19m, quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất trong số các cây cầu tại Hà Nội bắc qua sông Hồng với 8 làn ô tô.

Ở khu vực đường dẫn lên cầu phía quận Hai Bà Trưng thông thoáng, không xảy ra ùn tắc, còn đầu cầu phía quận Long Biên bị úng ngập, phương tiện di chuyển chậm.  Trên đường đê Nguyễn Khoái chiều vào trung tâm thành phố xuất hiện điểm ùn ứ cục bộ. Theo một số hành khách đi xe buýt cho biết, để tránh ùn tắc, một số xe buýt tuyến 40 - CV Thống Nhất - Văn Lâm (Hưng Yên) đã xin điều độ chuyển hướng di chuyển đi theo đường Nguyễn Khoái để sang cầu Thanh Trì, ra Quốc lộ 5, về bến cuối. “Nếu đi theo lộ trình cũ sẽ bị vượt thời gian nên lái xe phải xin đổi lộ trình”, phụ xe buýt 29B-20493 cho biết. Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Cao Văn Hiệp cho biết: Diễn biến sau cơn bão số 3 hết sức phức tạp, gây ra lũ lụt và có nguy cơ vỡ đê các lưu vực các sông: Hồng, Đáy, Tích, Bùi, Nhuệ, Cà Lồ và một số đê các sông khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, giúp người dân đi lại thuận lợi an toàn, đồng thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố, Thanh tra Sở đã tiếp tục chỉ đạo các đội Thanh tra Giao thông Vận tải quận, huyện, thị xã và các đội thanh tra chuyên ngành tăng cường ứng trực, kiểm soát an toàn giao thông trên các công trình cầu qua sông; phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương giải toả, sơ tán người dân khu vực ngập lũ đến nơi an toàn. Đến thời điểm này, 5 vị trí úng ngập trên địa bàn quận Hà Đông (đường 19/5 qua Khu đô thị Văn Quán; Quốc lộ 6 qua bến xe Yên Nghĩa; đường Phùng Hưng đoạn Viện 103; ngã 3 Ba La; đường Chiến Thắng, nước đã rút hết, các phương tiện hoạt động trở lại bình thường.

Trên Đại lộ Thăng Long, đường dẫn lên cầu Yên Sở km 14 + 260 tỉnh lộ 422 (đường 79 cũ) vẫn ngập sâu 60 cm; cầu 72II km 8+400 tỉnh lộ 423 huyện Hoài Đức nước sâu 1,3m. Hiện tại, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải  phối hợp với các lực lượng chức năng rào chắn, cấm toàn bộ phương tiện lưu thông trên 2 địa điểm trên.

Tại khu vực các hầm chui dân sinh số 19 km 27+068 (địa bàn Thạch Thất); số 3, số 4, số 5, số 6 hiện vẫn đang bị ngập sâu. Lực lượng thanh tra giao thông vận tải đang phối hợp với lực lượng chức năng phân luồng từ xa, điều tiết các phương tiện đi vào làn cao tốc. Tại địa bàn huyện Thanh Trì, khu vực ngã ba Phạm Tu - Cầu Bươu (Viện K) trên đường tỉnh lộ 70, hiện nước đã rút hết các phương tiện lưu thông bình thường. Tại quận Long Biên, khu vực cầu Chương Dương, do tình hình mực nước sông Hồng đang dâng nhanh, đội Thanh tra Giao thông Vận tải quận Long Biên phối hợp với lực lượng chức năng phân luồng, tổ chức giao thông hạn chế phương tiện lưu thông trên cầu; sẵn sàng phương án ứng trực 24/24.

Khu vực trước trường Trung học cơ sở Long Biên, đoạn từ Đàm Quang Trung đi Cổ Linh; đường 5, hồ Sài Đồng; phố Ngọc Lâm; ngã ba Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm ngập sâu từ 50 cm đến 1m, lực lượng thanh tra giao thông vận tải đã bố trí lực lượng hướng dẫn, bảo đảm an toàn giao thông, cấm các phương tiện đi qua khu vực ngập sâu. Tại địa bàn huyện Gia Lâm hiện còn 1 vị trí ngã 5 cầu Đuống - Hà Huy Tập, đường Thiên Đức lên cầu Đuống còn ngập úng sâu 60 cm, lực lượng thanh tra giao thông vận tải phối hợp phân luồng, điều tiết cấm các phương tiện lưu thông qua vị trí này. Tại địa bàn huyện Thanh Oai, tuyến đường Quốc lộ 21B (đoạn qua Bình Đà), đoạn cầu Khe Tang hiện tại nước đã rút, các phương tiện lưu thông bình thường. Địa bàn huyện Mỹ Đức: Suối Yến, Chùa Hương, mực nước dâng lên chậm, lực lượng Thanh tra đã phối hợp với địa phương cấm phương tiện đường thủy hoạt động trên dòng suối Yến.

Lực lượng Thanh tra đã có mặt tại khu vực và ứng trực 24/24 giờ. Đường TL 419, TL425 (huyện Mỹ Đức) ngập sâu 35 cm được lực lượng chức năng rào chắn, phân luồng hướng dẫn giao thông cho người dân qua khu vực ngập sâu.

Tại huyện Thường Tín ở chân cầu vượt Khe Hồi (Tỉnh lộ 427 hướng đi cảng Hồng Vân) nước ngập 40 cm các phương tiện di chuyển khó khăn. Lực lượng thanh tra giao thông vận tải huyện Thường Tín đã phối hợp với các lực lượng chức năng hướng dẫn, bảo đảm an toàn giao thông cho các phương tiện tại khu vực ngập sâu. Tuyến đê Mỹ Hà hiện tại nước đã tràn qua bờ đê, thanh tra giao thông vận tải tăng cường lực lượng ứng trực, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cấm các phương tiện đi qua khu vực đê Mỹ Hà.

Tại địa bàn huyện Đan Phượng, đoạn cầu Trum Vỡ, đường tỉnh lộ 422 hiện tại các phương tiện đã hoạt động bình thường qua khu vực này. Tại địa bàn huyện Sóc Sơn, ở đường cầu Vát đi Bắc Giang ngập sâu 40 cm, nước đã tràn qua đường. Lực lượng thanh tra sở đã bố trí lực lượng phối hợp với các lực lượng chức năng hướng dẫn, phân luồng giao thông, cấm toàn bộ các phương tiện đi qua khu vực. Hiện nay, trên nhiều tuyến đường giao thông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều cây đổ chưa được xử lý phần nhô ra lòng đường (từ 1m đến 2m) gây cản trở, nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thanh tra Sở Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông và các công ty quản lý đường bộ thực hiện cắt, thu dọn phần cây bị đổ nhô ra, lấn chiếm lòng đường, di chuyển vào vỉa hè để giải phóng lòng đường cho người tham gia giao thông được an toàn và thông suốt.

Đồng thời tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình ảnh hưởng của bão số 3, chỉ đạo các đội thanh tra giao thông vận tải tăng cường tuần tra; bố trí lực lượng phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý đường và các đơn vị chức năng hướng dẫn, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông tại các vị trí có sự cố về cây đổ và các đoạn đường bị úng ngập sâu (nếu có).

Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn hai) sẽ có quy mô, hình dáng giống cầu thứ nhất, dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe (hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ).

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây cầu Vĩnh Tuy thứ hai bắc qua sông Hồng với tổng đầu tư 2.540 tỷ đồng. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên)

Theo quyết định phê duyệt ngày 7/2, cầu Vĩnh Tuy thứ hai (cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai) sẽ có quy mô, hình dáng giống cầu thứ nhất, dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe (hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ). Cầu mới cách cầu cũ 2 m, được thiết kế bê tông, cốt thép.

Dự án cầu Vĩnh Tuy thứ hai nhằm hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của TP Hà Nội, tăng cường lưu thông giữa hai bờ sông Hồng; đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc. Dự án cũng tạo tiền đề hình thành chuỗi đô thị phía bắc thủ đô.

Theo quy hoạch và thiết kế, cầu Vĩnh Tuy rộng 38 m, dài 5,8 km, trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên năm 2009 Hà Nội mới khánh thành giai đoạn một với mặt cầu rộng 19 m với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng.

Về phương án tổ chức giao thông, cầu Vĩnh Tuy mới sẽ đảm nhiệm chiều đường từ bờ nam (quận Hai Bà Trưng) sang bờ bắc (quận Long Biên) với 4 làn xe, gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, một làn hỗn hợp và dải đi bộ. Như vậy, toàn bộ phần cầu cũ sẽ chuyển thành đường 1 chiều từ Long Biên vào trung tâm thành phố.

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng, nối trung tâm thủ đô với quận Long Biên, huyện Gia Lâm và quốc lộ 5. Sau nhiều năm xây dựng, cây cầu này thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, ùn ứ vào những giờ cao điểm. Theo thiết kế ban đầu, cầu có chiều rộng 38 m, dài 5,8 km, trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km.