Ninh Bình là địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. Là điểm đến không chỉ có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, mảnh đất này còn mang nhiều dấu ấn lịch sử của nước Việt ta một thời. Hãy cùng Smile Travel điểm qua top những địa điểm du lịch Ninh Bình nhất định bạn phải ghé qua khi đặt chân tới mảnh đất Cố Đô này.
Ninh Bình là địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. Là điểm đến không chỉ có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, mảnh đất này còn mang nhiều dấu ấn lịch sử của nước Việt ta một thời. Hãy cùng Smile Travel điểm qua top những địa điểm du lịch Ninh Bình nhất định bạn phải ghé qua khi đặt chân tới mảnh đất Cố Đô này.
Nếu như bạn đang tìm kiếm một nơi yên bình, tránh xa những xô bồ của cuộc sống thường ngày thì Tuyệt Tình Cốc – Động An Tiêm chính là một địa điểm du lịch ở Ninh Bình dành cho bạn. Bao quanh bởi những ngọn núi cao, Động An Tiêm như tách biệt so với thế giới, mang lại cho du khách cảm giác mới lạ, khác biệt so với các địa điểm du lịch Ninh Bình khác.
Là địa điểm du lịch Ninh Bình nổi tiếng về sinh thái, môi trường, vườn Quốc gia Cúc Phương. Nơi đây có hệ thống động thực vật vô cùng phong phú. Đặc biệt khi bạn đặt chân đến đây vào khoảng tháng 5, những đàn bướm với số lượng lên đến hàng triệu con bay khắp khu rừng. Khung cảnh đẹp như chốn thần tiên, giúp các tín đồ “sống ảo” bỏ túi những bức hình xinh lung linh.
Đầm Vân Long là một trong những điểm du lịch sinh thái không thể bỏ lỡ khi đến với Ninh Bình. Ở đây quy tụ nhiều hệ động, thực vật quý hiếm như voọc mông trắng được lưu tên trong sách đỏ. Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, khám phá Đầm Vân Long, nhìn ngắm khung cảnh và cảm nhận sự bình yên là điều bất cứ ai cũng nên trải nghiệm một lần.
Được coi là kinh đô Công Giáo của nước ta, Nhà Thờ Phát Diệm có kiến trúc lâu đời, mang nét kiến trúc độc đáo. Mang nét kiến trúc hài hòa kết hợp cả kiến trúc phương Đông và phương Tây, nơi đây còn được nhiều người gọi là “thánh địa sống ảo”. Vậy nên nếu có cơ hội, đừng bỏ qua địa điểm du lịch độc đáo này nhé!
Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm thủ công tinh xảo, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Có thể kể đến như: Làng nghề thêu ren, Làng nghề mỹ nghệ cói Kim Sơn, Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân… Sẽ thật thú vị khi đến thăm các làng nghề truyền thống, tận mắt thấy quá trình làm ra sản phẩm điêu nghệ qua bàn tay khéo léo. Chắc chắn đây sẽ là kỷ niệm vô cùng đáng nhớ trong chuyến du lịch Ninh Bình của bạn. Trên đây là những địa điểm du lịch Ninh Bình mà Smile Travel gợi ý cho lịch trình chuyến du lịch sắp tới của bạn. Hãy xách ba lô và khám phá mảnh đất Cố đô xinh đẹp này ngay thôi. Liên hệ Smile Travel để được hỗ trợ tư vấn tour Ninh Bình trọn gói giúp tiết kiệm chi phí nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Smile Travel tại đây!
Địa chỉ: Tầng 3, số 140 Hồng Tiến, Long Biên, Hà Nội
E-mail: [email protected] | Tel: 024.66.86.62.87
Hotline tư vấn 24/7: 0369.461.186 – 0865.382.168 – 0865.328.168
Trong đó, phải kể tới chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Thành phố trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Nông dân trực thuộc Hội Nông dân Thành phố. Đặc biệt, Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị để đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu,… phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Trong giai đoạn 2011 - 2021, đã có 24.634 lượt tổ chức, hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư 13.896,534 tỷ đồng, trong đó vốn vay được hỗ trợ lãi vay 8.435,678 tỷ đồng, ngân sách đã giải ngân hỗ trợ lãi vay 673,525 tỷ đồng. Kết quả thực hiện cho thấy, với 1 đồng vốn từ ngân sách, đã huy động được 21 đồng vốn từ cộng đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh còn thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp Chính sách khuyến nông; Chính sách hỗ trợ chi phí tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc ….
Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, Thành phố đã tập trung thực hiện chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của Thành phố.
Từ các chính sách của Trung ương và Thành phố đã góp phần giúp nền nông nghiệp Thành phố chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, chuyển từ các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn như: chuyển từ cây lúa có hiệu quả kinh tế thấp, đất vườn tạp, bỏ hoang,… sang trồng hoa lan, cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa, thủy sản các loại. Góp phần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn ở ngoại thành; đòn bẩy thúc đẩy nâng cao giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, cung ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân Thành phố; đẩy mạnh phát triển các nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho lao động ngoại thành, góp phần vào mục tiêu thực hiện chương trình chuyển dịch nông nghiệp đô thị của Thành phố.
Song song đó, một số Sở, ngành Thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu và giải quyết những vướng mắc phát sinh từ thực tế. Công tác tuyên truyền, thông tin chính sách được tập trung thực hiện với nhiều hình thức như: hội nghị, tập huấn, báo chí, đài phát thanh, phóng sự tuyên truyền. Do đó, chính sách đã được đông đảo người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.
Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức, các huyện, quận, tích cực, chủ động tham gia thực hiện chính sách, hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập theo định hướng phát triển nông nghiệp đô thị. Đồng thời, chính sách quy định rõ quy trình, thành phần hồ sơ, cơ quan tiếp nhận theo từng bước, thời gian thực hiện, do đó đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước khi thực hiện thuận lợi.
Cùng với thuận lợi, Thành phố cũng gặp khó khăn Công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt các chính sách của Trung ương, của địa phương ở cơ sở còn chưa thường xuyên liên tục; một bộ phận nhân dân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa mạnh dạn đầu tư các mô hình sản xuất đảm bảo qui mô để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Một số chính sách đã ban hành nhưng chậm triển khai, nội dung triển khai các chính sách hỗ trợ đến người nông dân còn hạn chế, chưa sâu sát và thu hút sự đồng thuận tham gia của người dân.
Việc triển khai chính sách đến với người dân, doanh nghiệp ở một số quận vùng ven có sản xuất nông nghiệp còn chậm nguyên nhân bởi tốc độ đô thị hóa cao, mức độ tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp chưa tập trung.
Từ năm 2020 đến nay, các chủ phương án chưa được nhận kinh phí hỗ trợ lãi vay, điều này khiến cho nhiều chủ phương án hoang mang, bức xúc và đã có nhiều kiến nghị, phản ánh, cầu cứu,.. đến các cơ quan chức năng từ cấp xã, cấp huyện và đến cấp Thành phố.
Để vượt qua được những thách thức khó khăn và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra giải pháp tham mưu, thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp đô thị gồm: Tập trung, hướng dẫn và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương tại địa phương. Để thực hiện tốt nội dung này cần tập trung công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tận tâm, tận lực với công việc.
Mặt khác, tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách đang vướng mắc cần tháo gỡ nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong cơ cấu nông nghiệp Thành phố trong thời gian tới. Trong đó, cần tập trung ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố.
Tiếp đến, tập trung tham mưu Hội đồng Nhân dân Thành phố ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị như: Nghị quyết quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết về ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,… Đặc biệt, sớm tham mưu Hội đồng Nhân dân Thành phố ban hành Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.
Sớm ghi vốn, hỗ trợ cho các chủ phương án chưa được nhận kinh phí hỗ trợ lãi vay cho các chủ phương án đã được phê duyệt hỗ trợ trong thời gian Quyết định số 04/2026-QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND có hiệu lực.
Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và địa phương; Phát huy vai trò chủ thể của nông dân đặc biệt các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia phát triển kinh tế; tổng kết, đổi mới, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách theo đặc thù vùng nông thôn địa phương. Nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp, đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị. Tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách đang vướng mắc cần tháo gỡ nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới./.