Phục viên là một trong những hình thức thôi phục vụ tại ngũ áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp. Là việc một quân nhân chuyên nghiệp xin ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015.
Phục viên là một trong những hình thức thôi phục vụ tại ngũ áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp. Là việc một quân nhân chuyên nghiệp xin ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015.
- Quyền của quân nhân chuyên nghiệp:
+ Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;
+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
+ Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
+ Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
+ Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
+ Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
(Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015)
Em là quân nhân chuyên nghiệp. Theo em được biết nếu em phục viên thì chế độ bảo hiểm của em được chi trả là mỗi năm được 1,5 tháng tiền lương bình quân đóng. Hệ số lương của em là 4.1. Lương thực tế em nhận được 5 triệu rưỡi. Vậy cho em hỏi em được nhận tất cả bao nhiêu tiền nếu em lấy 1 lần. Em đóng bảo hiểm từ năm 2004?
Vì bạn không nói rõ bạn tham gia bảo hiểm từ thời điểm nào nên giả sử bạn nhập ngũ và đóng bảo hiểm từ tháng 1 năm 2004. Như vậy đến nay (xem như bạn làm trong quân đội đến hết tháng 4/2016) thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn là 15 năm 4 tháng. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện hưởng lương hưu đối với quân nhân chuyên nghiệp là:
“a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;”
Như vậy bạn chưa đóng bảo hiểm đủ 20 năm nên chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Do đó trường hợp này bạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần, khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Ngoài ra, khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng đã hướng dẫn thêm:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy, trường hợp của bạn, khi xuất ngũ sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Từ tháng 1/2004 đến hết tháng 12/2013 (tương ứng là 10 năm đóng bảo hiểm) bạn sẽ được 10×1,5 tháng tiền lương
– Từ tháng 1/2014 đến hết tháng 4/2016 (tương ứng là 2 năm 4 tháng nhưng được làm tròn thành 2 năm rưỡi) bạn sẽ được 2,5×2 tháng tiền lương
Như vậy, khi phục viên, bạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần tổng cộng được 20 tháng tiền lương trung bình đóng bảo hiểm xã hội.
Tôi là sĩ quan chỉ huy cấp bậc thượng úy. Vì lý do công việc nên muốn phục viên. Nếu vậy tôi sẽ được hưởng những chế độ chính sách gì. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng quy định như sau:
“Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;
c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.
3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.”
Như vậy, đối với sĩ quan được phục viên về địa phương thì sẽ được hưởng các chế độ như sau:
– Được hưởng trợ cấp về việc làm
– Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, mỗi năm công tác bằng 1 tháng tiền lương
– Được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Do bạn không cung cấp cụ thể thông tin cá nhân nên chúng tôi không thể tính chính xác được những khoản mà bạn có thể nhận được sau phục viên. Vì vậy, bạn hãy đối chiếu những điều luật trên để áp dụng cho trường hợp của mình.
Theo quy định Khoản 1 Điều 6 Thông tư 162/2017/TT-BQP về chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên như sau:
"Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ, không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc không chuyển ngành được thì được phục viên; khi phục viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP. Trong đó, chế độ trợ cấp phục viên một lần được thực hiện như sau:
Tiền trợ cấp phục viên một lần = Tổng số năm công tác x 01 tháng tiền lương liền kề trước khi phục viên
Ví dụ 4: Đồng chí Nguyễn Văn H, Trung úy quân nhân chuyên nghiệp, có thời gian công tác trong Quân đội là 12 năm 08 tháng (được tính thâm niên nghề là 12%); phục viên từ ngày 01 tháng 5 năm 2017. Tại thời điểm tháng 4 năm 2017, đồng chí H có hệ số lương 4,40, mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng; tiền lương tháng 4 năm 2017 của đồng chí H được hưởng là:
1.210.000 đồng x 4,40 x 1,12 = 5.962.880 đồng.
Khi đồng chí H phục viên được hưởng chế độ trợ cấp phục viên một lần theo quy định, như sau:
- Thời gian công tác trong Quân đội là 12 năm 08 tháng, được tính tròn là 13 năm.
- Số tiền trợ cấp phục viên một lần là: 5.962.880 đồng x 13 năm x 01 tháng = 77.517.440 đồng."
Như bạn trình bày bạn là quân nhân chuyên nghiệp từ 11/2015, hệ số 3.7 giờ bạn muốn phục viên.
+ Tiền lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.
+ Hệ số thâm niên công tác trong quân đội là 1.06
Tiền lương đến tháng 11/2021 là: 1.490.000 x 3.7 x 1.06= 5.954.338 đồng.
Khi anh phục viên thì tiền trợ cấp phục viên sẽ được tính như sau:
Số năm công tác trong quân đội là 6 năm.
Số tiền trợ cấp tính một lần được tính như sau: 5.954.338 đồng x 6 năm x 01 tháng = 35.726.028 đồng.
Quân nhân chuyên nghiệp là gì? Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau: