Tối 15/4, thông tin với phóng viên Dân trí, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Tối 15/4, thông tin với phóng viên Dân trí, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với:
Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ;
Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Đưa hối lộ”;
\Nguyễn Khắc Mẫn, phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thuận An về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "đưa hối lộ";
Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang và Đàm Văn Cường - phó Giám đốc ban về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”;
Hoàng Thế Du, trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang, về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị can bị khởi tố. Ảnh: Bộ Công an
Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An được thành lập vào tháng 8 năm 2004 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, cũng như đầu tư vào bất động sản.
Vốn điều lệ của Thuận An tính đến tháng 8-2020 là 300 tỉ đồng, đến tháng 1-2022 vốn điều lệ nâng lên 800 tỉ đồng.
Đến tháng 1 năm 2023, công ty này thay đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An - TAG. Đại diện pháp luật của công ty lúc bấy giờ là ông Trần Anh Quang, giữ chức vụ Tổng Giám đốc, và ông Nguyễn Duy Hưng, đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT.
Theo Tuổi Trẻ, Thuận An đã giành thắng lợi trong đấu thầu nhiều gói thầu xây lắp, bao gồm cả những dự án có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Với vai trò là nhà thầu độc lập hoặc là thành viên trong liên danh, Thuận An đang thi công nhiều gói thầu ở các địa phương khác nhau trên cả nước.
Tại tỉnh Bắc Giang, liên danh gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An cùng một số đơn vị khác được chọn để thực hiện gói thầu số 7 - xây dựng cầu vượt dây văng Đồng Việt nối liền Bắc Giang và Hải Dương.
Dự án Xây dựng cầu Đồng Việt với tổng mức đầu tư là 1.492 tỷ đồng. Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư.
Tháng 2/2024, Báo Thanh Tra thông tin, cơ quan thanh tra phát hiện công tác ký kết hợp đồng thi công xây dựng của Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang với liên danh trên có nhiều vi phạm.
Dự án cầu Đồng Việt vượt sông Thương nối Bắc Giang - Hải Dương được khởi công tháng 6/2022 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Ảnh: Giáo dục Thủ đô
Theo đó, hợp đồng thi công gói thầu số 7 đã được ký kết mà không hề có thông tin về giấy đăng ký kinh doanh của các bên liên quan và cũng không chỉ rõ ai là thành viên đứng đầu trong liên danh, điều này là vi phạm quy định pháp luật.
Đối với hợp đồng thi công xây dựng tại gói thầu số 7 và 13, không có sự thống nhất về việc thu hồi vốn cho mỗi lần thanh toán, và không có thỏa thuận cụ thể về số lần thanh toán, các giai đoạn, thời gian, cũng như điều kiện thanh toán theo đúng luật định.
Bên cạnh đó, báo Thanh tra đã đăng tải nhiều bài về những vi phạm của ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Những vi phạm này đã được cơ quan thanh tra phát hiện và đề nghị xử lý trách nhiệm.
Ông Trương Văn Tuyến bị cáo buộc liên quan vụ chiếm đoạt 105 tỷ đồng lãi suất tiền gửi ngoài hợp đồng do Oceanbank chi trả.
Bị can Trương Văn Tuyến, Phạm Thanh Sơn.
Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) khởi tố bị can; bắt ông Trương Văn Tuyến (nguyên tổng giám đốc Vinashin); Phạm Thanh Sơn (phó tổng giám đốc SBIC, Vinashin) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo điều 355 Bộ luật Hình sự 2015. Cùng ngày, các quyết định tố tụng đã được VKSND Tối cao phê chuẩn.
Theo cơ quan điều tra, trong vụ án xảy ra tại Vinashin, ông Tuyến và Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn, ký duyệt gửi tiền của tập đoàn (nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC) vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) trái quy định pháp luật. Hai bị can có dấu hiệu là đồng phạm với Trần Đức Chính (kế toán trưởng Vinashin) trong việc chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng lãi suất ngoài hợp đồng từ Oceanbank.
Trước đó ngày 3/12, cơ quan điều tra đã khởi tố ông Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank) và hai cấp dưới Lê Thị Thu Thủy (nguyên phó tổng giám đốc Oceanbank) và Vũ Thị Thùy Dương (nguyên giám đốc khối kế toán Oceanbank) về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (điều 221).
Theo nhà chức trách, từ năm 2010 đến năm 2013, Oceanbank đã chi khoản tiền lớn cho lãi ngoài hợp đồng với khách hàng, dẫn đến không còn nguồn tiền để hoàn ứng.
Trong giai đoạn 1 của vụ án sai phạm xảy ra tại Oceanbank, Hà Văn Thắm bị tuyên án tù chung thân, cựu tổng giám đốc Nguyễn Văn Sơn phải nhận án tử hình.
Ngày 24/6, Nam bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP HCM bắt tạm giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhiều năm trước, khu đất gần 6.500 m2nằm trong quy hoạch công viên cây xanh thuộc khu tái định cư Bình Khánh (khu 38,4ha) - Khu đô thị mới Thủ Thiêm, được UBND TP HCM cho phép tạm sử dụng làm nơi tổ chức hoạt động thể dục thể thao.
Cuối năm 2016, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm có công văn gửi Trung tâm Dịch vụ - Tư vấn đầu tư, xây dựng Thủ Thiêm (Trung tâm) về việc giao mặt bằng khu đất này (chưa triển khai đầu tư) để tạm sử dụng như chủ trương của thành phố.
Tháng 2/2017, Trung tâm đã ký hợp đồng với Công ty Global Economic, nơi Nam làm Giám đốc, hợp tác đầu tư và kinh doanh hoạt động thể dục thể thao có thời hạn 3 năm. Mỗi tháng phía Nam thanh toán 18% doanh thu thuần, không thấp hơn mức tối thiểu là 130 triệu đồng.
Ngoài ra, một cam kết khác được ký là Công ty Global Economic không được chuyển nhượng, cho người khác thuê lại mặt bằng khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Trung tâm; không được kinh doanh dịch vụ khác ngoài hoạt động thể dục thể thao.
Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, Nam đã làm giả tài liệu pháp lý để chứng minh khu đất này được phép làm nơi trưng bày bán các sản phẩm thương mại để Global Economic ký hợp đồng với Công ty CP Tập đoàn Tân Thành Đô xây dựng khu trưng bày xe hơi và dịch vụ sau bán hàng.
Đến tháng 5/2018, sau khi thanh lý hợp đồng với đối tác trên, Nam lại ký kết hợp tác với Công ty TNHH Minh Long khai thác khu đất trưng bày xe hơi có thời hạn lên đến 30 năm.
Đang trong quá trình hợp tác với công ty này, Nam chuyển nhượng vốn cho Công ty ITC với giá 145 tỷ đồng. Trong đó, Nam cam kết thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý để được cơ quan nhà nước chấp thuận chủ trương chuyển đổi công năng khu đất sang dự án có chức năng đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ và văn phòng cho thuê. Nam đã nhận 22 tỷ đồng từ đối tác, sử dụng cá nhân.
Hồi đầu năm, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an TP HCM có kết quả giám định các giấy tờ, văn bản các cuộc họp liên ngành... được Nam làm giả bằng phương pháp in laser màu.