Mái Ấm Hoa Hồng Quận 12 Thành Lập Khi Nào

Mái Ấm Hoa Hồng Quận 12 Thành Lập Khi Nào

(HTV) - Theo phản ánh về tình trạng bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã có thông tin sơ bộ về vụ việc.

(HTV) - Theo phản ánh về tình trạng bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã có thông tin sơ bộ về vụ việc.

NỤ CƯỜI HY VỌNG - XƯỞNG VÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN TẠI BÌNH DƯƠNG

Người Ai Cập cổ đại thường sử dụng nước hoa cho việc cúng bái

Nước hoa tiếng Anh là perfume, tiếng Pháp là parfum được bắt nguồn từ tiếng Latin "Per fumum" có nghĩa "truyền tải thông qua sương, khói".

Xuất phát từ lòng thành với thần thánh

Khi nghiên cứu dấu vết chữ tượng hình trong những ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ học nhận thấy người Ai Cập và người Lưỡng Hà cổ đại đã sử dụng nước hoa cách đây đến 3.000 năm.

Những thầy pháp Ai Cập được xem là cha đẻ của nước hoa hiện đại khi sử dụng những loại nhựa cây có mùi thơm phục vụ cho việc thờ cúng. Họ cho rằng hương thơm sẽ giúp kết nối loài người và thần thánh, đồng thời trần gian sẽ được các vị thần ưu ái bảo vệ hơn.

Hình ảnh bình nước hoa được khắc trên phiến đá cổ

Ngày nay, những "tín đồ" nước hoa có thể tham quan gian phòng thờ cúng một thời đầy mùi nước hoa này tại đền Edfu - đền thờ được bảo quản tốt nhất ở Ai Cập. Tại đây còn có những văn tự cổ ghi lại công thức những loại dầu thơm dạng rắn và dầu thơm dạng xông.

Người Ai Cập cổ đại còn sử dụng nước hoa trong những ngôi mộ chôn cất các pharaoh hoặc những thầy pháp "cấp cao". Giới quý tộc Ai Cập cho rằng họ sẽ sớm được lên thiên đàng khi đắm mình trong những hương thơm ngào ngạt.

Đặc biệt, năm 1897 khi các nhà khảo cổ học quật một quan tài cổ của pharaoh Ai Cập, họ cảm nhận một mùi ngọt ngào dễ chịu bay ra. Các hãng nước hoa đầu tiên sau này đã học tập không ít về cách thức sử dụng thực vật có hương thơm để làm nước hoa của người Ai Cập.

Người ta cũng đồn đại rằng nữ hoàng xinh đẹp Cleopatra của Ai Cập cổ đại đã cho người bôi dầu mỡ thơm trên cánh buồm chiếc thuyền của nàng trước khi ra khơi tìm gặp người tình người La Mã Mark Antony của mình. Nữ hoàng muốn Mark Antony biết được sự xuất hiện của nàng từ rất xa trước khi chạm mặt nhau.

Người Hi Lạp được cho là người đầu tiên sử dụng nước hoa như một loại mỹ phẩm

Người Hi Lạp cổ đại được cho là người đầu tiên chế tạo nước hoa dùng cho người. Bằng cách kết hợp những loại thực vật có mùi hương dễ chịu cùng với nhựa thông và dầu, người Hi Lạp tạo ra phương pháp xoa bóp bằng dầu thơm và sau đó là một sản phẩm sử dụng hằng ngày như hôm nay.

Trong giai đoạn "đêm trường trung cổ" ở châu Âu, nước hoa tiếp tục có những bước phát triển, đặc biệt nhất người ta đã biết đựng nước hoa trong những lọ thủy tinh cầu kỳ và tinh xảo.

Hương liệu sử dụng cũng đa dạng hơn gồm có hổ phách, xạ hương và các loại hoa như hoa nhài, hoa hồng và thảo mộc.

Nơi làm việc của vua Louis XIV luôn ngập trong mùi nước hoa

Thời phong kiến, nước hoa luôn là minh chứng cho sự giàu sang và quyền lực. Vào thế kỷ 17, nơi làm việc của vua người Pháp Louis XIV là "la cour parfumée" khi nhà vua yêu cầu mỗi ngày người hầu phải thay đổi một mùi hương khác nhau cho căn phòng.

Sau này, cũng chính nước Pháp là quốc gia đi đầu trong việc sản xuất nước hoa bằng máy móc và theo dây chuyền trong thời kỳ cách mạng công nghiệp.

Một thời giết động vật lấy mùi hương

Từ khi ra đời, những mùi hương nước hoa được yêu thích dường như không thay đổi nhưng nguyên liệu cũng như cách thức tạo nên mùi hương này đã thay đổi khá nhiều.

Long diên hương có nguồn gốc từ hệ tiêu hóa của cá nhà táng - Ảnh: Peter Kaminski

Ví dụ, thuở ban đầu của nước hoa long diên hương (được biết đến với mùi hương ngọt ngào, mát mẻ, cho cảm giác như đối diện với biển khơi) lại có nguồn gốc từ ruột của loài cá nhà táng.

Hay cho đến cuối thế kỷ 19, người ta vẫn dùng xạ hương tự nhiên chiết xuất từ tuyến xạ của hươu đực để làm nước hoa, đồng nghĩa với việc có rất nhiều hươu bị sát hại chỉ để làm hương thơm cho con người.

Bước sang thế kỷ 20, những tranh cãi về đạo đức và kinh doanh, cùng với những tiến bộ của khoa học đã thay đổi nền công nghiệp nước hoa. Các nhãn hiệu nước hoa chuyển sang sử dụng hóa chất tổng hợp để mô phỏng hầu hết mọi hương thơm tự nhiên.

Ngày nay các hãng nước hoa chạy đua không ngừng để mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm khiến nước hoa ngày càng dễ tiếp cận hơn.

Khách hàng có nhiều sự lựa chọn: từ nhãn hiệu phổ thông với mức giá dễ chịu cho đến những thương hiệu cao cấp với mức giá xa xỉ, từ những mùi hương nhân tạo cho đến những mùi hương mang phong cách tự nhiên…

Hành trình tìm đến tri thức của nhiều học trò nghèo Hà Tĩnh luôn in đậm dấu ấn về những người thầy. Không chỉ truyền thụ tri thức, thầy cô còn là người lặng thầm đồng hành bên học trò với tình yêu thương và sự thấu cảm, là điểm tựa tinh thần giúp các em vượt qua khó khăn, vững vàng bước tới tương lai.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) tiếp tục khẳng định “thương hiệu” với những kết quả hơn cả mong đợi, trong đó có thành tích nổi trội của lớp 12A5 do cô Ngô Thị Thúy (giáo viên môn Lịch sử) làm chủ nhiệm.

Cô Ngô Thị Thúy - giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi luôn tận tụy với học sinh.

Chủ nhiệm một lớp học với 100% học sinh (HS) là con em gia đình thuần nông, nhiều em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi, cha mẹ mắc bệnh hiểm nghèo..., cô Thúy luôn thấu hiểu, sẻ chia và là điểm tựa tinh thần để các em yên tâm, vững vàng vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập.

Em Cù Huy Ước (SN 2005 - cựu HS lớp 12A5) là HS thuộc hộ nghèo ở xã Hồng Lộc (Lộc Hà). Thương mẹ một mình tần tảo, Ước luôn chuyên tâm học hành nhưng cuộc đời lại quá nghiệt ngã với cậu học trò nghèo. Giữa năm lớp 12, một biến cố lớn ập đến khi mẹ Ước bị ung thư máu. Ước như rơi vào hố sâu tuyệt vọng bởi mẹ là điểm tựa duy nhất của cuộc đời em.

Bạn cùng lớp của Ước là Hà Thị Ý (xã Tùng Lộc, Can Lộc) cũng khó khăn không kém. Mẹ Ý một mình nuôi 4 con ăn học, gia cảnh nghèo túng; trong một buổi đi làm đồng, chị lên cơn động kinh rồi ra đi mãi mãi. Mẹ mất, Ý chỉ còn lại ông bà nội già yếu, mù lòa và 3 đứa em nheo nhóc. Ngoài việc học, Ý phải đảm nhận vai trò làm chủ gia đình.

Tình cảm ấm áp, tin yêu của cô Ngô Thị Thúy đã tiếp thêm động lực cho nhiều thế hệ học trò vươn lên, khẳng định mình trên con đường tìm kiếm tri thức.

Và như người mẹ thứ hai, cô Thúy đã ở bên các em trong thời điểm khó khăn nhất. Cùng với sự sẻ chia, an ủi và động viên tinh thần, cô và các đồng nghiệp đã tổ chức kêu gọi kinh phí hỗ trợ gia đình hai em. Nhờ đó, các em cũng bớt phần đau thương để tiếp tục sống và học tập với hy vọng thay đổi tương lai, số phận của mình.

Không phụ công ơn của thầy cô, trong kỳ thi HS giỏi tỉnh lớp 12, Ước đạt giải nhì môn Địa lý; còn Ý đạt giải ba môn Lịch sử, góp phần làm rạng rỡ thêm thành tích chung của nhà trường trong kỳ thi cấp tỉnh năm đó. Tiếp nối thành công, các em miệt mài ôn luyện cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và kết quả, Ước trở thành sinh viên (SV) Trường Đại học Sư phạm Huế với số điểm 28,5; Ý là tân SV Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng với 28,25 điểm.

Những khoảnh khắc hạnh phúc của cô và trò lớp 12A5.

Niềm vui càng thêm trọn vẹn khi 100% HS lớp 12A5 của cô Thúy chủ nhiệm đậu vào các trường đại học, trong đó 25/36 em đạt trên 27 điểm tổ hợp C00; lớp có điểm trung bình môn Lịch sử và Ngữ văn đạt 9,3 điểm - một kết quả chưa từng được ghi nhận ở các môn khoa học - xã hội của trường.

Cô Thúy chia sẻ: “Tôi luôn tâm niệm thầy cô phải là người bạn đồng hành cùng học trò, đặc biệt là những em gặp hoàn cảnh khó khăn; luôn khơi dậy ở các em niềm tin, sự nỗ lực để vượt qua chính mình, tự khẳng định bản thân trên con đường tìm kiếm tri thức. Dành niềm tin cho nhau và quyết tâm vượt khó thì dù bất cứ gian nan nào cũng có thể vượt qua”.

Giờ đây, khi đã là SV năm thứ 4 Trường Đại học Y dược Huế, Nguyễn Tiến Khanh (SN 2002 - cựu HS Trường THCS Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) vẫn không thôi nhớ về quãng thời gian khó khăn khi bơ vơ đứng giữa “ngã ba đường”, không biết chọn lối đi nào cho tương lai. Nhưng thật may mắn là trong thời điểm mang tính bước ngoặt đó, em đã gặp được người soi lối, mở đường.

Khanh sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ ốm đau thường xuyên. Ngoài thời gian lên lớp, em phải quán xuyến nhà cửa, phụ giúp bố mẹ việc đồng áng. Khanh tâm sự: “Khi các bạn bước vào giai đoạn ôn thi nước rút thì em không có điều kiện để theo học, thêm nữa bố mẹ ốm đau, nhà phải chạy ăn từng bữa khiến em nản chí nên đã quyết định nhận việc làm thêm. Công việc giúp em có thêm chi phí phụ giúp gia đình nhưng khiến sức khỏe giảm sút, tinh thần mỏi mệt, nhiều khi phải vắng học”.

Video: Thầy Thiện chia sẻ về phương pháp giáo dục.

Nhận thấy sự bất thường ở cậu học trò ngoan do mình làm chủ nhiệm, thầy Nguyễn Cao Thiện (giáo viên dạy Toán) đã tìm hiểu và chứng kiến những vất vả, cực nhọc của cuộc sống đè nặng lên đôi vai cậu học trò nhỏ bé. Bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm của một người “chèo đò”, thầy đã quyết định đồng hành cùng em trên hành trình tìm đến tương lai.

Lắng nghe từng suy nghĩ, nỗi trăn trở của cậu học trò nghèo, thầy Thiện ôn tồn phân tích cho Khanh hiểu, chỉ có con đường học tập mới giúp em thay đổi được cuộc đời mình. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, thầy kèm cặp, hỗ trợ Khanh ôn luyện và động viên em thi vào ngành y - ngành học mà em mơ ước từ thuở bé. Mùa thi năm đó, thầy Thiện như vỡ òa niềm vui khi nhận tin tập thể lớp đạt kết quả cao, trong đó, Nguyễn Tiến Khanh đã trở thành SV Trường Đại học Y dược Huế.

Cậu học trò nghèo Nguyễn Tiến Khanh giờ đã trở thành sinh viên ngành y, nỗ lực để viết tiếp ước mơ trở thành bác sỹ như thầy Thiện hằng mong ước..

Thuộc thế hệ giáo viên 9X, thầy Nguyễn Cao Thiện không chỉ vững vàng chuyên môn, từng được tôn vinh “Giáo viên trẻ tiêu biểu toàn tỉnh”, mà còn là người để lại nhiều dấu ấn trên hành trình mở cánh cửa tương lai của nhiều học trò nghèo. Được biết, thầy cũng là cựu HS Trường THPT Cẩm Bình. Cậu học trò xuất sắc ngày trước đã trở về mái trường thân yêu, đứng bên cạnh thầy cô giáo của mình với vai trò là đồng nghiệp, tháng ngày nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cùng nhà trường, cộng đồng dìu dắt và bồi đắp tri thức, trí tuệ cho các thế hệ học trò, đưa ngôi trường THPT mang tên xã anh hùng Cẩm Bình vững vàng tiến bước và chiếm lĩnh những mốc son mới.

Bằng tình yêu thương, trách nhiệm, thầy Nguyễn cao Thiện đã trở thành người soi lối, mở đường để học trò vững vàng hành trang vào đời.

Thầy giáo Nguyễn Kỳ Quyết - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Bình cho biết: “Với chuyên môn giỏi, tâm huyết, trách nhiệm với học trò, thầy Nguyễn Cao Thiện luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ khó như dìu dắt, hỗ trợ HS nghèo; rèn giũa, uốn nắn HS yếu kém. Thầy là tấm gương sáng về tinh thần tự học, trau dồi tri thức và nhiệt huyết với nghề. Những gì thầy đã và đang cống hiến chính là niềm tự hào, hạnh phúc của chúng tôi về người học trò cũ của mình”.

Với lòng biết ơn, sự trân quý công lao dạy dỗ, “soi lối, mở đường” của thầy Thiện cũng như các thầy cô nơi mái trường yêu dấu, SV Nguyễn Tiến Khanh cùng một số HS Trường THPT Cẩm Bình kể lại câu chuyện của mình trong video clip “Viết tiếp một giấc mơ”. Tác phẩm được gửi tham gia cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Câu chuyện có thật với những hình ảnh chân thực, những chi tiết xúc động về tình nghĩa thầy trò đã làm lay động trái tim nhiều người và vượt qua hàng nghìn tác phẩm dự thi để giành giải nhì toàn quốc.

Video clip “Viết tiếp một giấc mơ”.

Nguyễn Tiến Khanh chia sẻ: “Tác phẩm “Viết tiếp một giấc mơ” là tình cảm chân thành, lời tri ân sâu sắc của em và các bạn đối với công ơn của thầy Nguyễn Cao Thiện nói riêng, các thầy cô giáo Trường THPT Cẩm Bình nói chung - những người đã dìu dắt, nâng đỡ, định hướng cho cuộc đời em. Nếu không có các thầy cô, chắc chắn em khó có thể viết tiếp giấc mơ trở thành bác sỹ như hôm nay”.

Thầy Nguyễn Cao Thiện chụp ảnh cùng thành viên nhóm tác giả Trường THPT Cẩm Bình giành giải nhì tại cuộc thi “Thầy cô trong mắt em”.

Dù đã là cựu HS nhưng Khanh và các bạn học vẫn thường xuyên giữ liên lạc với người thầy giáo cũ. Mỗi dịp về quê hay có niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong học tập, người đầu tiên các em tìm đến để chia sẻ vẫn là thầy Thiện. “Đó chính là niềm hạnh phúc không có gì sánh được của một giáo viên” - thầy Nguyễn Cao Thiện tự hào chia sẻ.

Cũng như Nguyễn Tiến Khanh, khi đã toại nguyện được ước mơ đến với giảng đường đại học, các bạn Cù Huy Ước, Hà Thị Ý... không thể quên những ân tình mà mình nhận được từ thầy cô trong thời điểm khó khăn nhất. Chia sẻ với chúng tôi, bạn Hà Thị Ý cho biết: “Hiện tại, em đang theo học ngành sư phạm tiểu học, ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và hoàn cảnh của bản thân. Sau này, khi trở thành giáo viên, chắc chắn em cũng sẽ luôn đồng hành, sát cánh cùng học trò, đặc biệt là học trò nghèo như cô Thúy và các thầy cô đã giúp đỡ em”.

Thầy Nguyễn Cao Thiện và cậu học trò Nguyễn Tiến Khanh.

Có một câu danh ngôn rằng: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy HS đang trưởng thành, lớn lên”. Rất nhiều những học trò nghèo như Nguyễn Tiến Khanh, Cù Huy Ước hay Hà Thị Ý đã và đang vững hành trang cả về tri thức, kỹ năng và tâm hồn để bước vào tương lai, để viết tiếp câu chuyện niềm hạnh phúc của những “người lái đò” thầm lặng.