Phong Cách Sáng Tác Của Bảo Ninh

Phong Cách Sáng Tác Của Bảo Ninh

Nguyễn Trí Trọng đã yêu thích thơ ca từ khi còn rất trẻ. Lúc 16 tuổi, ông bắt đầu sáng tác thơ với bút danh là Lệ Thanh, Phong Trần.

Nguyễn Trí Trọng đã yêu thích thơ ca từ khi còn rất trẻ. Lúc 16 tuổi, ông bắt đầu sáng tác thơ với bút danh là Lệ Thanh, Phong Trần.

Tìm hiểu phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử: Độc đáo, ấn tượng

Phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử độc đáo và sáng tạo với những hình ảnh thơ đầy sức gợi giúp người đọc dễ dàng liên tưởng. Ông là nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới và là người khởi xướng trường thơ loạn tại Việt Nam.

Một vài nét về tiểu sử nhà thơ Hàm Mặc Tử:

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí.

Ông sinh ngày 22-8-1912 tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình.

Cha ông là Phạm Chương, trong thời kỳ liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã. Vì vậy, Hàn Mặc Tử đã mang tên khác để tránh bị bắt. Ông đã đi học ở nhiều nơi, bắt đầu từ trường Tiểu học Sa Kỳ vào năm 1920, sau đó là Quy Nhơn, Bồng Sơn vào năm 1921-1923 và Sa Kỳ vào năm 1924. Sau khi cụ thân ông qua đời năm 1926 tại Huế, Hàn Mặc Tử tiếp tục học tập tại trường Pellevin – Huế, do mẹ ông cho học. Năm 1930, ông chuyển đến Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thôi học. Gia đình ông theo đạo Công giáo và ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Hòa với tên thánh là Phê Rô Phanxicô.

Tính tình của Hàn Mặc Tử hiền lành, giản dị, hiếu học và thích giao lưu với bạn bè trong lĩnh vực văn thơ. Bản thân ông có vóc dáng ốm yếu. Cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn và ký lục, nên gia đình ông thường di chuyển nhiều nơi, làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Cuộc đời của Hàn Mặc Tử có liên quan đến bốn chữ “Bình”: sinh ra tại Quảng Bình, làm việc cho báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và qua đời tại Bình Định. Hàn Mặc Tử được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, và tất cả đều để lại những dấu ấn trong tác phẩm văn thơ của ông. Trong số đó, có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy và Mỹ Thiện.

Nghệ thuật trong thơ ca Hàn Mặc Tử:

Khi đọc thơ của Hàn Mặc Tử, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu đắm say của ông đối với cuộc sống, thiên nhiên và con người, một tình yêu khao khát và mãnh liệt đến mức đau đớn. Tập thơ của ông thể hiện sự phóng khoáng, khao khát tràn đầy cảm xúc nhưng cũng đầy những đau thương, qua đó ông truyền tải được cảm xúc bằng cả tâm hồn và thể xác, bằng cả sự điên lẫn sự tỉnh táo, bằng cả mơ hồ lẫn thực tế.

Mặc dù nhiều bài thơ của ông mang khuynh hướng siêu thoát vào một thế giới khác, đó là một hình chiếu ngược lại cho niềm khát khao sống của ông. Nhưng đến cuối đời, giọng thơ của ông trở nên thanh thoát, bình yên hơn. Ông đã chấp nhận trải qua những khổ đau trên trần thế, để rồi về với cõi vĩnh hằng. Biểu tượng của “trăng”, “hồn” và “máu” đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật bất biến, xuất hiện liên tục và liên kết trong thơ Hàn Mặc Tử.

Thơ của ông được viết bằng ngôn ngữ Việt Nam thuần túy, được sử dụng một cách sáng tạo và đạt đến một trình độ rất cao, vừa mới mẻ nhưng cũng rất Việt Nam. Mỗi bài thơ của ông đều có cấu trúc chặt chẽ, vận dụng rất trôi chảy và rất mãnh liệt.

Một số đặc điểm sáng tác của Hàn Mặc Tử

Đọc thơ, ta sẽ thấy một tình yêu cuộc sống, thiên nhiên, con người tha thiết đến mức khát khao, cháy bỏng của ông.

Dù những ngày tháng cuối đời, Hàn Mặc Tử chìm đắm trong bệnh tật và những nổi đau thể xác nhưng ông luôn thể hiện khát vọng sống mãnh liệt qua từng câu chữ. Cũng bởi vậy, bạn sẽ thấy một số tác phẩm mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên và tôn giáo của ông.

Xem thêm: Tuyển tập những bài thơ của Hàn Mặc Tử giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm sáng tác của ông.

Phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử khác biệt so với tất cả những nhà thơ cùng thời. Chính vì vậy ông được mệnh là nhà thơ độc nhất, là đỉnh núi cô đơn. Dù bạc mệnh và rời xa nhân thế khi chỉ mới 28 tuổi nhưng những tác phẩm tình yêu, quê hương và cuộc sống của ông sẽ còn sống mãi.

Xem thêm: Những nhận định về Hàn Mặc Tử của Chế Lan Viên, Hoài Thanh,…

- Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)

- Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.

- Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ.

- Mẹ là bà Lê Thị Sâm, người gốc Huế đã ba đời ra Bắc.

- Ông bà Nhu có tất cả bảy người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ Tường Thụy, làm công chức, các người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).

- Một lần từ Cẩm Giàng lên Hà Nội tiếp tế tiền gạo cho hai con học tập, ông Nhu gặp lại người lãnh đạo cũ là viên Công sứ Hải Tường, mời sang Sầm Nứa (Lào) để làm thông ngôn cho ông. Gặp năm lũ lụt, mất mùa, buôn bán ế ẩm nên ông Nhu nhận lời ngay. Ngày 31 tháng 7 năm 1917, ông Nhu đi nhưng chỉ làm được tám tháng, thì ông mắc bạo bệnh qua đời (1918). Kể từ đó, mẹ Thạch Lam phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con…

- Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con này, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ.

- Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng…

- Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.

- Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh.

- Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này.

- Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.

- Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.

- Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng “nhà cây liễu” là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát…

- Và Thạch Lam mất tại đây vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi.

- Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai trai, một gái) trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Theo Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943), ...

- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời:

+ Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng…

+ Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than – Đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn…

+ Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực…

- Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố…

- Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông.

- Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam…

- Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.

- Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Thạch Lam