Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương xưa
Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương xưa
Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin thụ động thì tìm kiếm và nghiên cứu cũng là một loại kỹ năng cần thiết, không chỉ cho môn này mà còn có ích cho các môn khác trong tương lai. Với ngành mỹ thuật thì không chỉ vẽ theo cảm tính, thích gì vẽ nấy mà vẫn cần có sự nghiên cứu từ thực tiễn, từ lịch sử, từ đời sống.
Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.
Bản vẽ mặt trước và mặt bên khu nhà ở và xưởng vẽ của giáo viên Trường Mỹ thuật do kiến trúc sư Charles Lacollonge lập năm 1925, nguồn: TTLTQGI
Trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập tại Hà Nội để giảng dạy các môn nghệ thuật và hình hoạ theo chương trình cao đẳng.
Trường nhận sinh viên chính quy bản xứ thông qua thi tuyển và sinh viên tự do người Âu và người nước ngoài. Kỳ thi tuyển sinh diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 9 hàng năm, gồm các môn: vẽ mặt mộc; bài thi trang trí; bản vẽ phong cảnh.
Thời gian học kéo dài 3 năm, với các môn học như: hội hoạ và điều khắc, trang trí, mỹ học và lịch sử nghệ thuật, khảo cổ, nghệ thuật kiến trúc Viễn Đông…
Trong 3 năm học, trường không tổ chức kỳ thi lên lớp hay tốt nghiệp nào để xác nhận kết quả học tập cũng như xếp hạng sinh viên khi ra trường, mà dựa vào điểm số đối với tác phẩm của sinh viên và tổng điểm đạt được. Sinh viên đạt điểm tối thiểu do Hội đồng giáo sư quy định được cấp bằng của Trường Mỹ thuật Đông Dương.
Mỗi năm một lần, công trình của sinh viên được đánh giá xuất sắc sẽ được trưng bày công khai tại trụ sở của trường trong 8 ngày.
Đội ngũ hiệu trưởng và giảng viên tài năng
Hiệu trưởng trường Mỹ thuật do Toàn quyền chỉ định theo đề nghị của Giám đốc Nha học chính và được lựa chọn trong số những nghệ sỹ nổi tiếng, ưu tiên những nghệ sỹ từng đạt Giải thưởng Đông Dương. Người được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phải ký hợp đồng làm việc tối đa là 6 năm và có thể gia hạn.
Victor Tardieu trở thành vị Hiệu trưởng đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương theo Hợp đồng ký ngày 24/11/1924.
Trang đầu và trang cuối bản Hợp đồng của Victor Tardieu ký ngày 24/11/1924
Năm 1925, ông đưa vào chương trình giảng dạy những khái luận cơ bản về thư viện, bảo tàng cũng như cơ sở vật chất để khởi động ngôi trường. Ông đã tiến cử những người có ảnh hưởng lớn đối với nền mỹ thuật Đông Dương: ông Inguimberty làm giảng viên môn nghệ thuật trang trí, ông Sabatier làm giảng viên trang trí nội thất, ông Ponchemin làm giảng viên phối cảnh và ông Nam Sơn làm cố vấn.
Ban đầu, trường chỉ có khoa Hội hoạ với thời gian học là 3 năm. Năm thứ nhất có 12 sinh viên. Năm 1926, thời gian học được nâng lên thành 5 năm. Đến năm 1927, trường có thêm khoa Kiến trúc do ông Roger phụ trách. Năm 1928, ông Inguimberty tiến hành các cuộc nghiên cứu đầu tiên về sơn dầu và nghệ thuật sơn mài. Năm 1930, ông Kruze được bổ nhiệm làm giảng viên chính ngạch của khoa Kiến trúc. Tuy nhiên, khi đó sinh viên khoa Kiến trúc vẫn chỉ dừng lại ở khát vọng trở thành nhân viên công chính.
Trên thực tế, thông qua đội ngũ giảng viên và hiệu trưởng, sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương đã bán được một số bức tranh lụa song vào thời điểm đó, để kiếm sống bằng nghề này là điều không dễ.
Năm 1932, trường Mỹ thuật Đông Dương mở thêm khoa Điêu khắc và giao cho ông Mercier phụ trách.
Sự ra đi của ông Tardieu vào năm 1937 cũng đồng thời chấm dứt thời kỳ sơ khai và đầy khó khăn của trường Mỹ thuật. Ông đã dành nhiều tâm huyết, sức lực cho việc khai sinh ngôi trường này. Các thế hệ học trò sẽ nhớ mãi về ông với một tình cảm đặc biệt và sự trân trọng. Hàng năm, họ tập trung vào “ngày Tardieu” để tưởng nhớ về người thầy đáng kính này.
Từ năm 1938, ông Jonchère được chỉ định giữ chức Hiệu trưởng. Ông chú trọng tới phát triển nghệ thuật sơn mài. Mặt khác, ông cho mở khoa Đồ gỗ và khoa Gốm sứ. Ông cũng là người đưa ra ý tưởng về việc tổ chức một đơn vị hỗ trợ các cựu sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương trưng bày tác phẩm nghệ thuật của mình.
Ngày 25/4/1938, Toàn quyền Brévié ký ban hành nghị định tái tổ chức trường Mỹ thuật Đông Dương, theo đó, trường chính thức trở thành trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng.
Cuộc triển lãm đầu tiên do trường tổ chức diễn ra tại Sài Gòn vào tháng 11/1938, triển lãm tại San-Francisco năm 1939 và các cuộc triển lãm tiếp sau đó đã gặt hái nhiều thành công vang dội, nhanh chóng khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo của trường.
Ngày 09/02/1939, Toàn quyền Brévié ban hành nghị định chính thức công nhận sự tồn tại của Hội Nghệ sĩ trường Mỹ thuật. Năm 1939, trường mở thêm 2 xưởng mới và hoạt động của trường ngày càng được mở rộng. Các cuộc triển lãm năm 1939, 1940 và 1941 là minh chứng cho thấy sự tiến bộ của Hội nghệ sĩ trường Mỹ thuật.
Mặc dù vậy qua biểu đồ kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật, người ta nhận thấy doanh thu đạt được tại các năm không ổn định. Năm 1934, doanh thu mới chỉ là 600 đồng bạc Đông Dương, năm 1935 là 687. Năm 1936 ghi nhận mức doanh thu thấp nhất là 300 đồng bạc Đông Dương. Nhưng kể từ năm 1937, con số này đã lên tới 1.600. Năm 1938 là 7.180, sau đó đến năm 1939 đánh dấu bước nhảy vọt thần kỳ là 24.799 đồng bạc; 25.422 đồng năm 1940; 27116 đồng năm 1941. Năm 1942 ghi nhận con số ấn tượng là 41.087 đồng bạc. Phải thừa nhận rằng dưới sự kiểm soát của trường Mỹ thuật Đông Dương, Hội cựu sinh viên của trường đã có một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Hội chợ Hà Nội năm 1941 diễn ra tại Bảo tàng Maurice Long là một thắng lợi thực sự đối với trường cũng như Hội Nghệ sĩ Đông Dương.
Được sự ủng hộ của Đô đốc Jean Decoux, năm 1942, trường xây dựng thêm một lò gốm nhằm giúp các nghệ nhân làm quen với nghệ thuật nung gốm. Ngày 22/10/1942, Toàn quyền Đông Dương ký ban hành nghị định về việc tách trường Cao đẳng Mỹ thuật gồm các khoa Hội hoạ-Sơn mài-Điêu khắc và Kiến trúc ra khỏi trường Mỹ thuật ứng dụng.
Trường Mỹ thuật ứng dụng gồm các khoa Gốm sứ, Đồ gỗ, Điêu khắc chú trọng đào tạo ngành thủ công mỹ nghệ. Về sau, trường còn mở một số khoa khác như: Đồng, Thảm và Đồ đan lát.
Chỉ trong một thời gian ngắn, trường Cao đẳng Mỹ thuật đã có bước phát triển ngoạn mục. Điều đáng nói là các tác phẩm nghệ thuật của sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật rất được ưa chuộng, thậm chí không đủ đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Sau 100 năm tồn tại, trường Mỹ thuật Đông Dương trước đây và trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam ngày nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình đặt nền móng, xây dựng và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư tài năng như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn, Lê Phổ… đã trưởng thành từ mái trường này và gặt hái nhiều thành công vang dội. Đến nay, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam luôn giữ vững danh hiệu là cơ sở đào tạo mỹ thuật hàng đầu cả nước và đang phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo về nghệ thuật có uy tín trong khu vực và châu Á vào năm 2030.
- Công báo Đông Dương năm 1924, tr. 2083-2084
- Tuần san Indochine số 135 ngày 01/4/1943
Nhắc tới trường Mỹ thuật Đông Dương người ta thường nói có một phong cách, mỹ cảm, một hương vị riêng của mỹ thuật thời kỳ này; dấu ấn ấy còn ảnh hưởng lâu bền, day dứt đến thẩm mỹ nhiều thế hệ họa sĩ trên cả nước ở những giai đoạn sau này.
Năm 1920, họa sĩ Pháp Victor Tardieu đến Việt Nam như một sự tình cờ và định mệnh. Sau đó không lâu, ông may mắn nhận nhiệm vụ trang trí giảng đường lớn của Đại học Đông Dương (khi đó đang được xây dựng), thực hiện vẽ bức bích họa có diện tích khá lớn (77m2). Nhờ công việc vẽ tranh kéo dài nhiều tháng, Tardieu nhận thấy những người Việt tham gia hỗ trợ công tác trang trí có năng lực đặc biệt về thủ công. Tuy nhiên, ngoài một vài trường đào tạo mỹ thuật trang trí “sơ đẳng” ở Nam Kỳ (trường dạy vẽ ở Gia Định, trường dạy trang trí mỹ nghệ ở Biên Hòa) thì về giảng dạy mỹ thuật không hề có chương trình đào tạo chất lượng nào trong khu vực. Bên cạnh các dòng mỹ thuật dân gian, nền mỹ thuật cận - hiện đại Bắc Kỳ hay Trung Kỳ nói riêng và Đông Dương nói chung, tại thời điểm này, gần như không có.
Với tâm huyết và mong muốn phát triển nền mỹ thuật ở Đông Dương, năm 1921, Victor Tardieu đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương bản báo cáo, trong đó khẳng định sự cần thiết mở một trường dạy mỹ thuật ở Hà Nội. Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Trung, sự thuyết phục về “tài năng nghệ thuật đặc thù của người An Nam”, về sự cần thiết “được dẫn lối để có thể bộc lộ và tỏa sáng” bởi “những khóa đào tạo chất lượng” dành cho “những tài năng bị chôn vùi của giới trẻ địa phương” đã giúp bản báo cáo này nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Những ý tưởng này đã khơi mào một dự án đổi mới nghệ thuật tại Đông Dương của Victor Tardieu, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật và văn hóa Việt Nam thông qua sự kết hợp nghệ thuật truyền thống Việt Nam với kỹ thuật và phong cách hiện đại của phương Tây để tạo ra một thế hệ nghệ sĩ Việt Nam mới được đào tạo cả về kỹ thuật truyền thống và hiện đại.
Từ đây, hành trình của mỹ thuật Việt Nam hiện đại mở đầu với sự thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (ngày 27.10.1924, Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin ký quyết định thành lập) có công lao rất lớn của họa sĩ Victor Tardieur, tiếp đến là Inguimbarty, Alix Ayme, Nam Sơn cùng nhiều họa sĩ, học giả người Pháp tham gia giảng dạy trong 20 năm tồn tại của trường.
TS. Phạm Trung nhận định: “Lịch sử nghệ thuật là những khúc quanh và những phát lộ bất ngờ. Họa sĩ Victor Tardieur trước khi là một người thầy tận tâm, được sinh viên kính trọng, yêu quý, thì bản chất ông là một nghệ sĩ tài năng đích thực. Chính tình yêu cảnh vật, con người Việt Nam và tâm hồn nghệ sĩ là động lực cá nhân để ông chèo chống, duy trì sự tồn tại, phát triển của Trường Mỹ thuật Đông Dương theo hướng đào tạo nghệ sĩ sáng tạo, bất chấp những sức ép nhiều lần muốn thay đổi phương thức đào tạo từ chính quyền thuộc địa”.
Kết hợp ảnh hưởng hai nền văn hóa
Trường Mỹ thuật Đông Dương từ khi mới ra đời đã đóng vai trò tổ chức và bảo trợ cho việc hình thành nền hội họa Việt Nam suốt 20 năm (1925 - 1945). Nhiều ngành học hội họa, điêu khắc, sơn mài, kiến trúc, chế tác đồ dùng, kim hoàn và chạm trổ, gốm, nghệ thuật ứng dụng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn xã hội. Theo PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hương, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, trường Mỹ thuật Đông Dương được đánh giá như một “ân nhân” đã tạo ra bước ngoặt của lịch sử Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của văn hóa Việt Nam thế kỷ XX.
“Đó là kết quả của một hành trình đi từ những ý tưởng phục hồi nền thủ công mỹ nghệ đang chậm phát triển đến một dự án đổi mới nghệ thuật, củng cố những kỹ thuật bản địa và cung cấp những kiến thức nghệ thuật từ phương Tây nhằm “Tây hóa” nghệ thuật Việt Nam. Ngôi trường này đã tạo nên một thiết chế và chương trình dạy học độc đáo bởi có sự kết hợp ảnh hưởng của hai nền văn hóa Pháp - Việt”, PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hương nhận định.
Nghiên cứu chỉ ra đầu thế kỷ XX, những người làm mỹ thuật ở Việt Nam vẫn chỉ là những nghệ nhân khuyết danh ở làng nghề thủ công, phường thợ dân gian. Các họa sĩ Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là thế hệ họa sĩ Việt Nam đầu tiên có một nền tảng học vấn cao, bộc lộ tình cảm của mình trên tác phẩm với bút pháp hiện đại trên cơ sở hiểu biết về tri thức khoa học. Họ gặt hái thành công và thương mại hóa tác phẩm của mình qua các đấu xảo, triển lãm trong nước và quốc tế. Nghề họa sĩ đã khẳng định một hình thái nghệ sĩ mới của nền mỹ thuật mới, thực thụ.
Nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương phân tích, khi nói đến Trường Mỹ thuật Đông Dương, người ta thường nói có một phong cách mỹ thuật Đông Dương, một mỹ cảm riêng, một hương vị riêng, nằm trong dòng chảy đầy cảm thức văn hóa phương Đông và dân tộc. Như bút pháp hiện thực cổ điển được thấy ở một vài bức chân dung bằng sơn dầu ít ỏi còn lại của họa sĩ Nam Sơn. Hiện thực pha ấn tượng rõ nét trong sáng tác của Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị… Phong cách ấy tiếp tục mở rộng ra một tinh thần phương Đông rõ rệt trong tranh lụa của Lê Phổ, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ… Sơn mài cũng bắt đầu có tiếng nói nhất định với trải nghiệm tranh của Nguyễn Gia Trí, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ… mỗi người mỗi vẻ song không ít người còn vương víu cảm thức của trang trí mỹ nghệ mang tính dân gian cổ truyền trước đó.
Theo thời gian, những giá trị nghệ thuật của trường Mỹ thuật Đông Dương đã, đang và tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều sáng tác mỹ thuật. Nói như PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hương: “Ngày nay, Việt Nam có nền nghệ thuật đương đại phát triển mạnh mẽ, với nhiều nghệ sĩ lấy cảm hứng từ các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam và phong cách quốc tế. Có thể nói, từ lịch sử của Trường Mỹ thuật Đông Dương đã cho một cái nhìn, một dẫn chứng về di sản nghệ thuật, về đổi mới nghệ thuật, về trao đổi, tiếp biến văn hóa và những tác động đến nền mỹ thuật đương đại Việt Nam”.
Từ những bức tranh động đầu tiên đến ngày nay, nghệ thuật đã phát triển qua nhiều hình thức và mảng đa dạng. Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng là hai phân nhánh quan trọng của nghệ thuật, mỗi loại mang những đặc điểm riêng và phục vụ mục đích khác nhau.
Mỹ thuật thường là biểu hiện sự sáng tạo và cảm xúc của nghệ sĩ, không gò bó bởi mục đích chức năng cụ thể. Điêu khắc, hội họa, và trang trí nội thất thường là các dạng phổ biến của mỹ thuật.
Ngược lại, nghệ thuật ứng dụng thường được tạo ra để phục vụ mục đích cụ thể, thường là trong lĩnh vực thực tiễn như thiết kế đồ họa, trang trí nội thất hoặc kiến trúc. Sự kết hợp giữa yếu tố thẩm mỹ và tính ứng dụng có thể làm cho việc phân loại một tác phẩm trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự suy đoán và đánh giá kỹ lưỡng từ người quan sát.
Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật thị giác được tạo ra với mục đích thỏa mãn sự sáng tạo, không mang mục đích thực tiễn. Nó tập trung vào việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức và chiêm ngưỡng giá trị nghệ thuật của chúng. Điển hình cho mỹ thuật là các tác phẩm như tranh vẽ và điêu khắc, được đánh giá cao về mặt nghệ thuật chính vì giá trị thẩm mỹ và tinh tế của chúng, chứ không phải vì tính chức năng thực tế của chúng.
Nghệ thuật ứng dụng là các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra với mục đích thực tiễn cụ thể. Loại hình nghệ thuật này thường xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế, trang trí, và thậm chí là trong lĩnh vực quảng cáo. Mục đích chính của nghệ thuật ứng dụng thường là phục vụ cho mục đích thương mại hoặc tiện ích, như thiết kế sản phẩm hoặc kiến trúc. Nghệ thuật ứng dụng có thể bao gồm cả các tác phẩm thủ công và nghệ thuật thương mại. Trong lịch sử, nghệ thuật ứng dụng thường được coi là một loại nghệ thuật thấp hơn so với mỹ thuật, với trọng tâm chủ yếu là tính chất thực tiễn và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sự phân biệt này ngày càng trở nên mờ nhạt, khi nhiều tác phẩm nghệ thuật ứng dụng cũng được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và thiết kế.
Sự khác biệt giữa mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng rõ ràng qua một số điểm chính:
Mục đích và trưng bày: Mỹ thuật thường được tạo ra để trưng bày trong bộ sưu tập cá nhân, phòng trưng bày, hoặc bảo tàng để người ta có thể thưởng ngoạn và thích thú. Trái lại, nghệ thuật ứng dụng thường cần có khả năng thương mại để bán, thường được sản xuất với số lượng lớn thay vì là các tác phẩm nguyên bản hoặc độc nhất vô nhị.
Tính trừu tượng: Các tác phẩm mỹ thuật thường trừu tượng hơn, với màu sắc đậm và hình dạng phong phú. Trong khi đó, nghệ thuật ứng dụng như thiết kế và trang trí thường có hình ảnh gần gũi hơn với thế giới thực.
Giá trị và giá cả: Mặc dù mỹ thuật không nhất thiết phải có tính khả thi thương mại, nhưng thường được đánh giá cao hơn và do đó có giá cao hơn so với nghệ thuật ứng dụng. Tuy nhiên, có những trường hợp nghệ thuật ứng dụng, như các sản phẩm thiết kế của Apple, cũng có giá trị cao do sự kỹ lưỡng và thương hiệu.
Đa phương tiện và người tạo ra: Mỹ thuật có thể là đa phương tiện, được tạo ra từ nhiều phương tiện khác nhau, trong khi nghệ thuật ứng dụng thường tập trung vào một loại vật liệu cụ thể. Nghệ thuật ứng dụng thường được tạo ra bởi nhóm và không liên quan đến một hoạ sĩ duy nhất, trong khi mỹ thuật thường liên kết với các hoạ sĩ nổi tiếng.
Sử dụng và trưng bày: Nghệ thuật ứng dụng thường được tạo ra để sử dụng hoặc mặc, trong khi mỹ thuật thường được trưng bày và chiêm ngưỡng một cách tĩnh tại.
Trong tất cả, mặc dù có những sự phân biệt rõ ràng, sự chồng chéo và tương tác giữa mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng đôi khi là phức tạp và đa chiều.
Có một số điểm tương đồng đáng chú ý giữa mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng:
Mục đích trang trí: Cả mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng đều có thể được sử dụng để trang trí và làm đẹp không gian sống hoặc làm việc của con người. Cả hai loại hình nghệ thuật đều có khả năng tạo ra các tác phẩm thẩm mỹ để tăng thêm sự hấp dẫn và thẩm mỹ cho môi trường.
Truyền đạt ý tưởng và cảm xúc: Cả mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng đều có khả năng truyền đạt ý tưởng, thông điệp và cảm xúc. Bằng cách sử dụng màu sắc, hình dạng, và yếu tố thẩm mỹ khác, cả hai loại hình nghệ thuật có thể kích thích và khơi gợi cảm xúc ở người xem.
Sử dụng các vật liệu và kỹ năng tương tự: Cả mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng có thể sử dụng các vật liệu và kỹ năng tương tự để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đẹp. Ví dụ, việc sử dụng màu sắc, kỹ thuật vẽ, và kỹ năng trình bày đều có thể được áp dụng cả trong mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng.
Sự kết hợp giữa mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng: Một số hoạ sĩ có thể làm việc với tư cách vừa là hoạ sĩ mỹ thuật vừa là hoạ sĩ thương mại. Điều này có nghĩa là họ có khả năng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng trong khi vẫn giữ được tính chất sáng tạo và thẩm mỹ của mỹ thuật.
Những điểm tương đồng này cho thấy mặc dù mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng có những đặc điểm riêng biệt, nhưng chúng vẫn có những điểm giao nhau và có thể hoạt động cùng nhau trong nhiều trường hợp.
Cuối cùng, cả hai loại hình nghệ thuật đều có thể tạo ra cảm giác về cái đẹp trên thế giới. Cả hai đều là loại hình nghệ thuật rất quan trọng trong thế giới của chúng ta. Để khám phá tác phẩm mỹ thuật của các hoạ sĩ đương đại, hãy ghé thăm địa điểm The Muse Artspace tại 47 Tràng Tiền, Hà Nội hoặc gian hàng trực tuyến Vanvi Gallery.
https://www.eden-gallery.com/news/fine-art-vs-applied-art