Chi Phí Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng

Chi Phí Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.

Phần mềm hỗ trợ quản lý chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng

Với rất nhiều các khâu kiểm soát cần mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận và nhân sự với nhau. Để tránh thất thoát hay lạm phát ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công trình. Bạn nên lựa chọn các giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng.Trong đó Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng Ibom.IS là giải pháp được đánh giá tối ưu với tính năng nổi bật, có tính thống nhất và hiệu quả đã rất nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn tin tưởng và lựa chọn. Đây chính là một công cụ đắc lực giúp cho Chủ đầu tư và các Ban quản lý dự án theo sát và thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý, theo dõi tiến độ, kiểm soát chi phí, điều phối nguồn vốn một cách hiệu quả.

Cách quản lý chi phí đầu tư xây dựng với phần mềm Ibom.IS với các tính năng:

+ Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ dự án

+ Lập TMĐT và kiểm soát chi phí dự án theo TMĐT

+ Xây dựng kế hoạch và kiểm soát dòng tiền dự án

+ Quản lý quá trình lựa chọn nhà thầu và kết quả đấu thầu

+ Quản lý hợp đồng, thanh quyết toán, giải ngân

+ Theo dõi và cảnh báo hết hạn chứng thư bảo lãnh

+ Tập hợp chi phí, hỗ trợ quyết toán vốn dự án

+ Điều hành và chỉ đạo thực hiện công việc dự án

+ Báo cáo quản trị và điều hành dự án

iBom không chỉ hỗ trợ chặt chẽ trong quá trình quản lý chi phí dự án,mà còn theo sát được thủ tục pháp lý, theo dõi tiến độ, kiểm soát dòng tiền. Nguồn vốn được ví như mạch máu để duy trì và triển khai thành thành công dự án. Vì vậy việc kiểm soát và điều phối nguồn vốn một cách hợp lý là cơ sở để chủ đầu tư có thể triển khai được thành công dự án và đảm bảo tiến độ dự án. Vì vậy hãy liên hệ ngay đăng ký dùng thử ngay giải pháp iBom, hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0966615152 ,chuyên gia sẽ hỗ trợ 24/7 cho doanh nghiệp của bạn.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng có bắt buộc không?

Theo quy định của nhà nước Việt Nam ban hành, việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là bắt buộc với các dự án PPP và ODA. Đối với từng dự án sẽ có những công việc cần thiết riêng.

Đối với dự án ODA có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển. Đối với dự án ODA thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thông thường sẽ bao gồm 2 công việc chính:

+ Quản lý vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế + Quản lý vốn vay ưu đãi đã được ký kết và thỏa thuận về vốn ODA

Đối với dự án PPP là những dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì việc quản lý chi phí xây dựng dự án PPP bao gồm:

+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm việc thực hiện sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng + Quản lý hoạt động định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; hoạt động thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng

Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa các công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện công việc sau:

– Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc: Giám sát công tác khảo sát xây dựng, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình. Công tác thường hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, lập và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập và thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng.

– Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng quản lý hệ thống thông tin công trình. thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường của công trình, xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình, xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình.

– Kiểm tra chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình; kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu. Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan sát và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường

– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng: Giám sát, đánh giá đầu tư, nghiệm thu, bàn giao công trình, khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án.

+ Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

+ Xác định gói thầu xây dựng trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

– Để hiểu rõ hơn về chi phí này gồm những gì? Chúng ta cần làm rõ khái niệm quản lý dự án đầu tư. Quản lý dự án đầu tư là một hoạt động phức tạp bởi nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự phát triển chuyên nghiệp để đáp ứng được những yêu cầu của nhà nước về dự án đầu tư.Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm:

+ Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng

Xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài, quản lý năng lực hoạt động xây dựng, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Từ đó có thể hiểu quản lý dự án đầu tư là xây dựng quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đầu tư, đồng thời có thể điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời gian trong phạm vi quy định.

Cách tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hay chủ đơn vị xây dựng cần phải thực hiện theo nguyên tắc cơ bản của quản lý dự đầu tư xây dựng.Theo đó dự án đầu tư cần có định mức biên để quy định cho chất lượng công trình cũng như đảm bảo chi phí cho dự án.

Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm các chi phí nào?

Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm các chi phí được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:

Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

- Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;

- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

- Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

- Lập mới hoặc Điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;

- Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng Mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;

- Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng;

- Thực hiện các công việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

- Thực hiện các công việc quản lý khác.

Ngày 02/8/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 2923/BXD-KTXD gửi Công ty Cổ phần Tư vấn – Đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội về việc xác định chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình quy định tại Phụ lục VIII, Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.

Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại khoản 2, Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm: BXD_2923-BXD-KTXD_02082022_signed.pdf

Trung tâm Thông tin Nguồn: Công văn 2923/BXD-KTXD.

Quản lý dự án đầu tư là một trong những quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư khi thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Dù là một việc quan trọng trong quá trình đầu tư nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ được những quy định của luật xoay quanh vấn đề quản lý dự án đầu tư,  nhất là chi phí quản lý dự án đầu tư. Vậy chi phí quản lý bao gồm những gì và được quy định như thế nào?