Dự Thảo Quy Chế Thi Tốt Nghiệp Năm 2025

Dự Thảo Quy Chế Thi Tốt Nghiệp Năm 2025

Thí sinh ở Hà Nội sau buổi thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Ảnh: NAM TRẦN

Thí sinh ở Hà Nội sau buổi thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Ảnh: NAM TRẦN

Địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ

Theo quy chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kỳ thi, quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt và tình huống bất thường khác. Bộ sẽ cung cấp các hệ thống phần mềm, văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn phục vụ công tác tổ chức thi đảm bảo thống nhất trên toàn quốc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo quy định pháp luật. Bộ quy định cấu trúc, định dạng đề thi, công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi. Bộ tổ chức ra đề thi, hướng dẫn quy trình vận chuyển đề thi từ hội đồng ra đề thi tới các ban in sao đề thi.

Bộ cũng ban hành các quy định, quy trình hướng dẫn chuẩn bị để tổ chức thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm tại một số địa phương có đủ điều kiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi, phân tích điểm của các môn thi để đánh giá kết quả kỳ thi.

Theo dự thảo, UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương bao gồm các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh kiểm tra việc tổ chức kỳ thi.

Sở giáo dục và đào tạo các địa phương có trách nhiệm xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh, chỉ đạo tổ chức cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bằng tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, giấy chứng nhận kết quả thi khi thí sinh yêu cầu, công bố công khai phổ điểm các môn thi, đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi và điểm trung bình môn học tương ứng năm lớp 12 của các trường phổ thông trong tỉnh, thành phố.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh hoạ.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 diễn ra sáng 19/8, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, đã thành lập ban soạn thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025, dự kiến sẽ công bố vào quý IV năm nay.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng phần mềm chấm thi trắc nghiệm, phần mềm quản lý thư viện/ngân hàng câu hỏi thi và hỗ trợ ra đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 diễn ra sáng 19/8,.

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được Bộ đề cập trước đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc gồm Toán, Văn và lựa chọn 2 môn trong số các môn còn lại ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Giai đoạn 2025-2030, sẽ giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Giai đoạn sau năm 2030, Bộ GD&ĐT sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến vẫn giữ nguyên tỷ trọng một lượng câu hỏi theo kiểu cũ, giữ một phần dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn; đồng thời sẽ có thêm các định dạng mới như: Câu hỏi dạng đúng/sai và dạng trả lời ngắn nhằm. Đề thi hướng tới hạn chế các nhược điểm của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn theo kiểu cũ trước đây và thuận lợi hơn trong việc đánh giá học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018); Riêng môn Ngữ văn thi bằng hình thức tự luận.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT quy định: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức kỳ thi; hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương.

Phương án thi này được thực hiện từ năm 2025. Trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030, kỳ thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định về việc quy định cấu trúc định dạng đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; tổ chức nhiều đợt tập huấn toàn quốc cho các chuyên gia, giảng viên, giáo viên cốt cán xây dựng ngân hàng câu hỏi thi phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, cùng các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn bị thật kỹ để tổ chức kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, gọn nhẹ, giảm áp lực, tạo thuận lợi nhất cho học sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025.

“Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết 144/NQ-CP. Theo đó, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém và bảo đảm chất lượng, đánh giá khách quan chất lượng dạy và học; cung cấp dữ liệu đủ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng làm công tác tuyển sinh” - Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng thông tin về công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào chiều 7/9 tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8.

Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực chuẩn bị và tập trung thực hiện 4 nội dung như sau:

Công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi vào ngày 28/11/2023, sớm hơn một năm rưỡi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và các cơ sở giáo dục;

Ban hành cấu trúc và định dạng đề thi để các thầy cô giáo và học sinh thuận lợi trong công tác dạy và học;

Tổ chức tập huấn cho hơn 3.000 giáo viên cốt cán về phương pháp và nâng cao kỹ năng ra đề, kiểm tra đánh giá thường xuyên đề thi tốt nghiệp THPT;

Bộ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn trong năm học và các văn bản chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động mọi phương án về cơ sở vật chất, nhân lực, phương án chuyên môn, phương án dạy và học để tập trung cho công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, tiếp theo đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 9 này ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác lãnh đạo, phối hợp để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm giai đoạn 2025-2030.

Bộ cũng đang xây dựng quy chế Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, sau khi tiếp thu các góp ý sẽ hoàn thiện và dự kiến ban hành vào tháng 11/2024, sớm hơn 3 tháng so với các kỳ ban hành quy chế trước đây.

Bộ đang xây dựng và sẽ công bố đề thi mẫu để học sinh và giáo viên làm căn cứ, cơ sở phục vụ cho công tác dạy học; Tiếp tục tổ chức hội nghị, hội thảo tập huấn về công tác chuyên môn liên quan đến đề thi.

Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tốt các nhóm nhiệm vụ như tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị; nhân lực và công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, công tác dạy và học thường xuyên; tăng cường cơ sở vật chất chung của Bộ cũng như các tỉnh, thành phố, nhất là phần mềm tổ chức kỳ thi.

"Với tinh thần chuẩn bị như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, tích cực, hiệu quả và bám sát nguyên tắc chỉ đạo của các Nghị quyết cũng như tình hình thực tiễn” - Thứ trưởng nhấn mạnh.